1. Điểm giống nhau của nám và tàn nhang
Nám và tàn nhang khác nhau như thế nào? Trước khi đi sâu tìm hiểu vấn đề này bạn hãy thử khám phá điểm chung của nám và tàn nhang là gì nhé!
- Nám và tàn nhang đều xuất hiện những mảng đốm nâu trên da mặt. Tuy không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng làm mất thẩm mỹ khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp.
- Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời thì khả năng lây lan sang vùng da khác rất cao.
- Cả 2 đều là biểu hiện của sự lão hóa da.
- Chúng là những đốm tròn màu vàng, nâu, đen, xám,… xuất hiện ở 2 bên má, trán, mũi và cằm.
2. Phân biệt nám và tàn nhang khác nhau như thế nào?
Nám và tàn nhang khác nhau như thế nào – đây là chủ đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bởi chỉ khi biết chính xác da bị nám hay tàn nhang bạn mới có thể áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Từ đó giúp loại bỏ hiệu quả tình trạng này. Trên thực tế, thì nám và tàn nhang khác nhau ở một số điều cơ bản như sau:
2.1. Nguyên nhân hình thành nám và tàn nhang
- Nám da: thường xuất hiện do thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, chủ yếu là phụ nữ độ tuổi ngoài 30, phụ nữ mang thai, sau khi sinh. Đặc biệt, ngoài 40 nội tiết tố giảm mạnh khiến hắc tố melanin sản sinh quá mức dẫn đến tình trạng nám ngày càng nhiều hơn.
- Tàn nhang: nguyên nhân bị tàn nhang chủ yếu là do di truyền, sự thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì hay chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không khoa học.
2.2. Màu sắc nám và tàn nhang khác nhau như thế nào?
Khi da xuất hiện nám và tàn nhang bạn có thể quan sát bằng mắt thường để phân biệt, cụ thể là:
- Nám da: có những mảng đốm nhỏ màu vàng, vàng sáng hoặc nâu đen. Tùy thuộc vào mức độ nhẹ hay nặng mà mảng đốm sẽ to, nhỏ. Chúng tập trung chủ yếu ở 2 bên má, mũi và cằm.
- Tàn nhang: đốm chấm tròn li ti có màu nâu sẫm, nâu nhạt, đỏ hoặc đen tùy thuộc vào từng loại da. Chúng tập trung thành từng cụm và có khả năng lan rộng ở 2 bên má, trán, cằm,…
2.3. Hình dáng của nám và tàn nhang
Hình dáng của nám và tàn nhang trên da hoàn toàn khác nhau, đối với:
Nám chia thành 2 loại:
- Nám mảng: lan rộng ở 2 bên má và trán, có trường hợp nặng thì khả năng lây ra toàn bộ khuôn mặt.
- Nám đốm: xuất hiện chủ yếu ở 2 bên gò má với hình dạng giống như đầu que diêm, màu đậm hơn so với nám mảng.
Tàn nhang: có hình dạng chấm tròn với đường kính trung bình khoảng từ 1 – 5mm màu nâu sáng hoặc sẫm tùy vào sắc tố da từng người. Chúng thường nằm riêng biệt hoặc liên kết với nhau tạo thành từng mảng đốm. Khi da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, những đốm tàn nhang có dấu hiệu đậm màu hơn.
2.4. Độ tuổi nào bị nám và tàn nhang?
Theo các chuyên gia cho rằng độ tuổi bị nám da và tàn nhàng chủ yếu ở đối tượng khác nhau như:
- Nám da: thường gặp ở phụ nữ sau độ tuổi 30 có dấu hiệu lão hóa, phụ nữ mang thai và sau khi sinh, giai đoạn tiền mãn kinh.
- Tàn nhang: mọi lứa tuổi, đặc biệt là giai đoạn dậy thì.
2.5. Các loại nám và tàn nhang khác nhau như thế nào?
Nám và tàn nhang phân thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có một đặc trưng riêng:
2.5.1. Các loại nám da thường gặp
Nám da chia làm 3 loại cơ bản như sau:
- Nám đốm: vết nám hình thành trên da có màu nâu sẫm, kích thước lớn hơn đầu đũa. Chúng có thể xuất hiện thành từng đốm nhỏ hoặc theo chum. Loại nám này có chân nằm sâu dưới lớp hạ bì da.
- Nám mảng: mảng nám có màu không đều nhau, tập trung thành các mảng nhỏ trên da mặt màu từ nhạt đến đậm tùy vào mức độ nặng nhẹ. Chân nám ăn nông trên lớp thượng bì và lớp da ngoài cùng.
- Nám hỗn hợp: là sự kết hợp của 2 loại nám đốm và nám mảng. Loại nám này có màu sắc đậm và chân nám ăn sâu vào lớp hạ bì.
2.5.2. Các loại tàn nhang thường gặp
Tương tự như nám, tàn nhang cũng chia thành 2 các loại cơ bản như sau:
- Ephelides: là những nốt tàn nhang có màu nhạt thường là xám nhạt hoặc nâu nhạt. Chúng xuất hiện nhiều khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài vào mùa hè. Sang đông, dấu hiệu nhạt màu dần. Đây là loại tàn nhang có tính di truyền.
- Lentigines: là những nốt tàn nhang có màu đậm hơn loại Ephelides, thường là màu nâu đen hoặc đen. Tuy nhiên, loại tàn nhang này không có dấu hiệu mờ đi khi vào mùa đông. Chúng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là do yếu tố di truyền và tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
3. Giải pháp ngăn ngừa và hộ trợ trị nám tàn nhang hiệu quả
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, thế nên bạn hãy “bỏ túi” ngay một số giải pháp ngăn ngừa nám và tàn nhang ngay dưới đây nhé!
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian từ 10h đến 15h.
- Thoa kem chống nắng trước 30 phút khi ra ngoài và thoa lại sau 3 – 4 giờ hoạt động ngoài trời.
- Ra đường che chắn cẩn thận bằng nón tròn vành, kính râm, khẩu trang,…
- Tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, café,…
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt bổ sung thực phẩm giàu hàm lượng vitamin như trái cây, rau xanh,…
- Uống nước từ 1,5 – 2 lít/ngày để quá trình trao đổi chất trao cơ thể diễn ra tốt hơn.
- Tẩy tế bào chết cho da 1 lần/tuần để loại bỏ bụi bẩn cũng như hắc tố có hại bám trên bề mặt da.
- Sử dụng viên uống hỗ trợ trị nám. Phần lớn sản phẩm được chiết xuất thiên nhiên giúp bổ sung các chất cản thiết cho da sáng khỏe.
Bài viết trên đã giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi nám và tàn nhang khác nhau như thế nào? Mong rằng có thể bổ sung nhiều kiến thức hữu ích dành cho bạn. Nhớ tham khảo và phân biệt thử xem tình trạng da mình đang mắc phải là nám hay tàn nhang để biết cách áp dụng phương pháp điều trị phù hợp bạn nhé!
Kim Ngân