1. Nám là gì và hình thành như thế nào?
Trước khi đi đến 6 nguyên nhân bị nám da tay thì ta sẽ cùng định nghĩa về nám và sự hình thành của nó. Đó là:
Nám là các mảng hoặc đốm sẫm màu trên da, có thể là vàng nhạt, nâu, đen (khác với tàn nhang). Vị trí xuất hiện thường là má, môi trên, trán, cánh tay, cổ, lưng. Theo các chuyên gia thì đây là một chứng rối loạn da khá phổ biến. Chúng xuất hiện nhiều ở phụ nữ trên 25 tuổi, trong thời kỳ mang thai hoặc dùng một số loại thuốc.
Các nghiên cứu cho thấy từ 1,5% đến 33% dân số gặp tình trạng này. Trong khi đó, có từ 15 – 50% phụ nữ mang thai bị nám da. Mức độ nám thay đổi vào các mùa, thường nặng hơn vào mùa hè và cải thiện hơn vào mùa đông. Tuy chúng vô hại nhưng có thể khiến mọi người cảm thấy mất tự tin.
Trường hợp bị nám da bàn tay cũng tương đối dễ gặp. Vì một tác động ngoại hoặc nội sinh nào đó mà hắc sắc tố melanin tăng cường bất thường. Việc này tạo ra biểu hiện sạm, nám trên da. Nếu quá trình đào thải không kịp thời thì vùng nám lan rộng và “chân nám” sâu, khó làm mờ hơn.
2. 6 nguyên nhân bị nám da tay thường gặp nhất
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng sinh hắc sắc tố melanin gây nám. Tuy nhiên, chủ yếu nhất vẫn là 6 tác động dưới đây.
2.1. Nguyên nhân bị nám tàn nhang da tay do ánh nắng
Ánh nắng chứa nhiều tia bức xạ, cực tím, hồng ngoại gây ảnh hưởng xấu đến làn da. Trong số đó, tác động từ tia UV là nặng nề, để lại sạm nám, thậm chí là ung thư da. Mức độ tác hại phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, thời gian tiếp xúc và cơ địa. Lúc này, ánh nắng tác động khiến da phản ứng bằng cách sản sinh Melanin. Khi melanin quá nhiều thì gây ra sạm nám da tay làm mất tự tin.
2 tia UV nguy hiểm nhất là UVA và UVB. UVA là nguyên nhân gây lão hóa, viêm hay ung thư da. Trong khi đó, UVB mới là nguyên nhân kích thích hắc tố melanin, gây bỏng nắng, sạm đen trên da.
Như vậy, các tia UV không trực tiếp gây ra hiện tượng nám da tay. Thực chất, những tia này tác động mạnh đến da khiến khởi động cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Cơ chế này chính là sản sinh melanin, từ đó hình thành nám, tàn nhang, đồi mồi.
Điều này cũng lý giải vì sao tình trạng nám thường phát triển mạnh vào mùa hè. Trong khi mùa đông lại được xem là “thời điểm vàng” để cải thiện làn da sạm nám.
2.2. Nguyên nhân bị nám da tay từ cơ địa
Theo quan sát và ghi nhận kết quả từ các chuyên gia da liễu, khả năng bị nám ở mỗi người là khác nhau. Chính vì thế, nguyên nhân bị nám có thể xuất phát từ cơ địa.
Các kết quả được ghi nhận cho thấy người có da nâu sẫm dễ bị nám hơn người có da trắng. Khi lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng khả năng sản sinh melanin trên da của những người này tốt hơn. Do đó, khi gặp kích ứng từ yếu tố khác thì lượng melanin tích lũy đủ để tạo sự đổi màu trên da.
Đồng thời, trong 100% người bị nám da thì chỉ có khoảng 10% là nam giới, còn 90% là nữ giới. Điều này cho thấy, sự khác biệt của giới tính cũng mang lại những kết quả thay đổi màu da khác nhau ở mỗi người.
2.3. Thay đổi nội tiết tố bất thường
Đây là một trong những nguyên nhân bị nám da tay thường gặp. Đặc biệt là đối với những đối tượng sau đây:
- Phụ nữ mang thai: Như đã nói đến ở trên, nám da xuất hiện nhiều trong thời gian thai kỳ của nữ giới. Lý do là vì sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra, một phần nguyên nhân cũng đến từ sự căng thẳng trong tâm lý của chị em.
- Điều trị bằng thuốc ảnh hưởng đến nội tiết tố: Một số loại thuốc điều trị trở thành nguyên nhân gây ra nám da. Trong số đó có thuốc chống động kinh, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Mặt khác, các thuốc lợi tiểu, retinoids, thuốc hạ đường huyết, thuốc chống loạn thần cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
- Thuốc thánh thai: Loại thuốc này chứa estrogen và progesterone nên khiến thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài thuốc tránh thai thì các loại thuốc chứa Estrogen / Diethylstilbestrol khác cũng để lại tác động tương tự.
2.4. Sản phẩm chăm sóc da
Một số sản phẩm chăm sóc da có thể gây ra phản ứng quang độc, tức tạo sự nhạy cảm của da khi gặp ánh nắng. Việc này dẫn đến làn da sản sinh melanin để phản hồi lại và vô hình tạo ra các vết nám đen trên da mất thẩm mỹ.
Hầu hết các sản phẩm chăm sóc da chất lượng đều đã được nghiên cứu kỹ về thành phần, công thức đảm bảo an toàn cho da. Tuy nhiên, trên thị trường mỹ phẩm hiện nay cũng không thiếu sự trà trộn của các sản phẩm kém chất lượng. Mọi người cần cẩn thận để không dùng chúng gây ảnh hưởng đến da.
2.5. Di truyền
Gần giống như cơ địa da thì di truyền cũng là nguyên nhân bị nám da tay, chân hay mặt. Theo các nghiên cứu, khoảng 33 đến 50% số người bị nám da có người thân cũng gặp tình trạng tương tự. Đồng thời, thống kê cho thấy các trường hợp song sinh cùng trứng nếu người này bị nám thì người kia cũng như vậy.
Đương nhiên rằng cách cải thiện làn da nám ở những người này là vô cùng khó khăn. Dù vậy, nhiều người vẫn muốn tìm ra các phương pháp làm đẹp hữu hiệu để thay đổi tình trạng này.
2.6. Thói quen sinh hoạt và ăn uống
Thói quen sinh hoạt và ăn uống sai cách góp phần gây ra nám trên da. Hãy xem chúng có thể gây ra những tác động gì nhé!
- Tiếp xúc với màn hình Led: Nguyên nhân này có thể bắt nguồn từ việc bạn thường xuyên xem tivi, máy tính, điện thoại di động, laptop. Các tia bức xạ từ những thiết bị này chiếu thẳng lên da khiến nguy cơ thâm nám cao hơn.
- Mất ngủ thường xuyên: Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe của bạn. Đây cũng là khoảng thời gian hồi phục da tối ưu nhất. Do đó, nếu không ngủ đủ giấc thì các hắc tố melanin sẽ không thể đào thải khỏi da, lâu dần sẽ hình thành nám.
- Ăn những thực phẩm có chứa thuốc thực vật gây phản ứng quang độc. Việc này sẽ tạo ra hệ lụy giống như khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, rượu, bia cũng khiến nguy cơ bị nám cao hơn.
Trên đây là 6 nguyên nhân bị nám da tay thường gặp nhất trên mọi cơ địa da. Để phòng tránh tình trạng thâm nám gây mất thẩm mỹ, bạn có thể tìm cách hạn chế các nguyên nhân này. Cách đó có thể là điều trị bằng viên uống trị nám, kem bôi, mặt nạ trị nám thiên nhiên, bắn tia laser… Bên cạnh đó, xây dựng một lối sinh hoạt lành mạnh cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Như Nguyễn