1. Nám da là gì? Mặt bị nám đỏ nguyên nhân do đâu?
1.1. Nám da mặt là gì và nguyên nhân do đâu?
Trước khi tìm hiểu nám da mặt có dấu hiệu bị nổi mảng da màu đỏ hay không, chúng ta cùng làm rõ nám là gì và cơ chế sinh ra nám nhé. Nám da, theo khoa học, là một rối loạn da kéo dài mãn tính. Đặc trưng của tình trạng này là xuất hiện các vùng da trở nên sẫm màu hơn vùng da xung quanh. Sự chuyển đổi màu da này gọi là tăng sắc tố.
Nám thường xuất hiện trên mặt, đặc biệt là trán, má và môi trên. Nguyên nhân tại sao da bị nám thì rất phức tạp. Nhưng về cơ bản, có một số nguyên nhân như sau:
- Do các tế bào hắc tố trên da mặt quá mẫn cảm với các hormone (như estrogen, hormone tuyến giáp,…). Phản ứng của cơ thể đối với sự nhạy cảm này là sản xuất quá mức melanin (các tế bào hắc sắc tố). Melanin được hấp thụ bởi các tế bào sừng (hắc tố biểu bì) và/ hoặc lắng đọng ở lớp hạ bì.
- Do di truyền. Tỷ lệ người bị nám có nguyên nhân di truyền chiếm khoảng 1/3.
- Do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cụ thể, việc tiếp xúc với bức xạ tia cực tím (UVR) sẽ làm nám sâu và rõ hơn. Bởi vì, tia UV kích hoạt các tế bào hắc tố sản xuất nhiều melanin hơn.
- Sử dụng mỹ phẩm, sản phẩm dưỡng da kém chất lượng, dị ứng cũng có thể khiến da bị nám.
1.2. Có dấu hiệu da mặt bị nám đỏ không?
Theo một nghiên cứu, tình trạng da mặt bị nám đỏ có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu của nám, khi da bạn tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời gay gắt. Nhiều người hay gọi đay là cháy nắng, sạm nắng. Sau đó, các vết nám bắt đầu nổi lên rõ rệt hơn. Khi này, nám có màu nâu hoặc đen xám, sẫm đi.
Dù vậy, da mặt đỏ trước khi xuất hiện vết nám sẫm màu chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Còn nếu ngược lại, hoặc kèm theo một số triệu chứng khác như cảm giác nóng ran ở vùng da bị đỏ, ngứa ngáy, rát, khó chịu,…thì bạn cần đặc biệt lưu ý. Bởi, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về da. Một trong những bệnh về da dễ bị nhầm với nám nhất là chứng mặt đỏ trứng cá Rosacea.
2. Cách phân biệt dấu hiệu mặt nám đỏ với hội chứng Rosacea
2.1. Dấu hiệu phân biệt nám đỏ và mặt đỏ do Rosacea
Có một số yếu tố cơ bản để phân biệt dấu hiệu mặt nám đỏ thông thường do ánh nắng mặt trời với hội chứng Rosacea. Đó là:
- Với nám: Hầu hết các mảng da đỏ ửng xuất hiện vào một thời điểm nào đó sau khi tiếp xúc với tia UV cả tự nhiên và nhân tạo. Chúng có thể hình thành riêng lẻ hay thành mảng. Dù là kiểu nào, chúng thường nằm ở lớp trên cùng của da (biểu bì). Đồng thời, chúng có thể biến mất ngay sau đó và trở nên sẫm màu hơn, sang màu nâu hoặc xám. Khi này, chúng trông như các vết nám thông thường. Nám có thể được loại bỏ dễ dàng bằng liệu pháp laser hoặc xung nhiệt ánh sáng.
- Với hội chứng Rosacea (bệnh “trứng cá đỏ”): Bệnh lý Rosacea thường bị chẩn đoán sai. Và, nguyên nhân của tình trạng này đôi khi không rõ ràng. Nó xuất hiện các mảng đỏ trên da mặt, đặc biệt là má, cằm và mũi, giữa trán. Dấu hiệu của hội chứng này có 4 kiểu chính. Bao gồm: Erythematotelangiectatic rosacea (đỏ bừng, có thể thấy mạch máu), Papulopustular rosacea (nổi mụn đỏ, sưng tấy trông giống mụn trứng cá), bệnh trứng cá đỏ (da dày lên và có kết cấu gồ ghề, hơi giống nám), và Rosacea mắt (mắt đỏ và kích ứng, mí mắt có thể bị sưng giống lẹo mắt).
2.2. Hội chứng da mặt bị đỏ ửng như nám Rosacea có nguy hiểm không, có tự hết không?
Hội chứng mặt đỏ Rosacea không phải là một tình trạng đe dọa tính mạng. Nhưng, nó có thể gây nên những vấn đề về tâm lý, xã hội to lớn hơn. Sau lần xuất hiện đầu tiên, triệu chứng Rosacea có thể tự biến mất. Nhưng sau đó, chúng sẽ lại xuất hiện, nhiều lần như vậy. Tin buồn là, mỗi lần biến mất, màu da của bạn có thể sẽ không trở lại như bình thường. Và, các mạch máu hoặc vết nám đỏ có thể lan rộng hơn ở những lần tái phát.
2.3. Cách điều trị hội chứng mặt “trứng cá đỏ” Rosacea
Hội chứng “mặt đỏ trứng cá” hiếm khi tự khỏi hoàn toàn. Nó thường kéo dài trong nhiều năm. Và, nếu không được điều trị, các triệu chứng có xu hướng trầm trọng hơn.
Không có cách nào chữa khỏi bệnh lý Rosacea. Tuy nhiên, liệu pháp xung nhiệt ánh sáng có thể giúp cải thiện 25% tổng số các trường hợp mắc bệnh này. Để điều trị tối ưu, cần phối hợp nhiều phương pháp can thiệp Rosacea. Theo đó, cần khoảng 6 – 8 lần điều trị để đạt được sự cải thiện tương đối của các dấu hiệu da nổi mạch máu, nổi mảng đỏ như nám.
Ngoài ra, liệu pháp dinh dưỡng cũng rất có ích để làm giảm triệu chứng của bệnh “trứng cá đỏ”. Bác sĩ da liễu cũng có thể kê cho bạn một số loại thuốc đặc trị. Nếu bạn muốn dùng viên uống dưỡng trắng da hỗ trợ hoặc mỹ phẩm,…thì luôn hỏi ý kiến bác sĩ nhé.
Thay lời kết, tình trạng da mặt bị nám đỏ thường xuất hiện khi da tiếp xúc với tia UV trong nắng mặt trời. Tình trạng da sạm nắng này là dấu hiệu ban đầu của quá trình nám da. Tuy nhiên, nó cũng có thể là biểu hiện của chứng mặt trứng cá Rosacea. Để đánh giá chắc chắn tình trạng da của mình, thì ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nổi nám da màu đỏ, bạn nên đến các cơ sở điều trị da uy tín để được chẩn đoán chính xác. Nếu đang gặp khó khăn với hội chứng Rosacea, Hervietnam.com.vn hy vọng những mẹo và biện pháp khắc phục đã được hướng dẫn trên đây sẽ giúp ích cho bạn!
Bích Tuyền