1. Ngày “đèn đỏ” có nên tập yoga không những điều cần lưu ý
Vào ngày “đèn đỏ” có nên tập yoga đang là vấn đề nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng đến thời kỳ kinh nguyệt tập yoga sẽ giúp tuần hoàn máu tốt hơn. Ngược lại một số lại cho rằng không nên vì chúng sẽ có hại đến sức khỏe. Vậy hãy cùng tham khảo phía dưới để biết câu trả lời.
1.1. Ngày “đèn đỏ” có nên tập yoga hay không?
Phụ nữ khi đến ngày đèn đỏ cơ thể sẽ thường rất nhạy cảm và cần phải kiêng kị nhiều thứ. Điển hình như họ sẽ không được ăn nhiều món chua, cay, uống đồ lạnh, tắm quá lâu, vận động mạnh… Đặc biệt có người còn khó chịu, dễ cáu gắt, đau bụng, đau lưng, cơ thể mệt mỏi…
Theo nhiều chuyên gia cho rằng, phụ nữ vào thời kỳ hành kinh vẫn có thể tập yoga. Bởi khi tập yoga cơ thể sẽ đổ mồ hôi, hormone Endorphin được giải phóng từ đó giúp tinh thần thoải mái, giảm cơn đau bụng hiệu quả. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy yoga giúp làm giảm nỗi sợ Covid-19 và hướng sự chú tâm của người tập vào bên trong cơ thể nhiều hơn.
Tuy nhiên, các bài tập yoga không được dùng quá nhiều sức, đòi hỏi người tập phải vận động mạnh. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe phái đẹp trong thời gian “rụng dâu”. Đây chính là câu trả lời chính xác cho câu hỏi ngày “đèn đỏ” có nên tập yoga.
1.2. Những điều cần lưu ý khi tập yoga ngày hành kinh
Tập yoga ngày kinh nguyệt các chị em cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo sức khỏe như:
- Chỉ nên tập các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản và không yêu cầu động tác kỹ thuật cao hoặc dùng nhiều sức.
- Mặc trang phục thoải mái, dễ chịu khi tập
- Không dùng quá nhiều thời gian để luyện tập
- Chị em có thể sử dụng cốc nguyệt san thay băng vệ sinh để tạo cảm giác tự tin, tránh tràn hoặc lệch khi thực hiện động tác yoga.
Bên cạnh đó, vấn đề ngày “đèn đỏ” có nên tập yoga sẽ không quá khó trả lời khi bạn lắng nghe cơ thể của mình. Hôm đó nếu bạn cảm thấy không thoải mái, mệt mỏi vì các triệu chứng kinh nguyệt hành hạ, bạn có thể chọn nghỉ ngơi thay vì cố miễn cưỡng dẫn đến cảm xúc càng tệ hơn.
2. Những tư thế yoga nên và không nên tập vào ngày “đèn đỏ”
Bạn có thể tập yoga vào ngày hành kinh nhưng hãy chọn đúng tư thế để đảm bảo sức khỏe. Dưới đây bài viết sẽ gợi ý cho bạn các tư thế nên và không nên thực hiện để việc luyện tập có hiệu quả hơn.
2.1. Những tư thế yoga nên tập khi hành kinh
Bạn có thể lựa chọn bài tập yoga chào mặt trời với tốc độ chậm, nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay đổi bằng chuỗi bài tập chào mặt trăng hài hòa để mang đến sự thoải mái, thư giãn.
Các bài tập gập người nhẹ nhàng để làm dịu vùng xương chậu, massage vùng bụng. Chúng sẽ giúp xoa dịu triệu chứng đau bụng, tắc nghẽn và tránh chảy máu quá nhiều. Bên cạnh đó, chúng giúp tránh chảy máu nhiều, mang đến sự bình yên, cải thiện tâm trạng.
Các động tác uốn cong người chậm rãi sẽ giúp làm giảm đau lưng, khó chịu vùng xương chậu. Đây cũng là động tác yoga giảm đau lưng cho bà bầu với tư thế đặt chân lên tường đem lại sự hữu ít để loại bỏ máu ứ động trong cơ thể.
Bên cạnh đó bạn còn có thể lựa chọn các tư thế xả khí đơn giản, tư thế con bướm hỗ trợ làm săn chắc xương chậu, tư thế con hổ, con mèo giúp giảm căng thẳng, đau lưng… Vì thế ngày “đèn đỏ” có nên tập yoga và tập tư thế như thế nào cho đúng chị em phụ nữ nên nghiên cứu thật kỹ nhé!
2.2. Những tư thế yoga nên tránh trong ngày “đèn đỏ”
Trong ngày “đèn đỏ” bạn nên tránh các tư thế lộn ngược. Bởi vì các tư thế này sẽ làm dòng khí chạy từ trên xuống dưới bị đảo ngược. Động tác lộn ngược đối với người bình thường sẽ rất tốt, nhưng với phục nữ ngày kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản sau này.
2.2.1. Ngày “đèn đỏ” có nên tập yoga tư thế lộn ngược?
Hơn thế, ở tư thế lộn ngược tử cung sẽ bị kéo về phía đầu làm cho các dây chằng bị kéo quá căng. Chúng sẽ tác động tiêu cực đến việc tuần hoàn máu của động mạch. Nặng hơn, tư thế này có thể gây tắc nghẽn máu, làm máu chảy nhiều hơn so với bình thường. Chính vì thế ngày “đèn đỏ” có nên tập yoga? câu trả lời là có nhưng phải thật cẩn thận.
2.2.2. Tư thế vặn, xoắn
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên thực hiện động tác vặn, xoắn, gập sau, thăng bằng tay. Cũng như các tư thế tác động nhiều đến bụng và xương chậu. Vì vùng xương chậu đã bị co thắt và đau khi hành kinh nếu thực hiện chúng sẽ càng đau hơn nữa. Do đó các nàng nên bỏ qua các động tác vinyasa hoặc power yoga đòi hỏi vận động mạnh.
2.2.3. Tư thế khóa cơ thể
Đặc biệt, các bài tập kỹ thuật khóa cơ thể cũng không thể dùng trong thời kỳ “rụng dâu”. Theo đó, khi thực hiện khóa dòng khí sẽ đi lên thay vì đi xuống. Chúng sẽ ép và xiết chặt thêm các vùng đang bị co thắt. Điều này sẽ làm cơ thể chị em càng thêm khó chịu, đau đớn hơn. Do đó, ngày “đèn đỏ” có nên tập yoga không, tập như thế nào cho đúng bạn cần lưu ý kỹ nhé!
Ngày “đèn đỏ” có nên tập yoga hay không và tập như thế nào để có lợi cho sức khỏe đã được bài viết giải đáp tường tận. Chúc mọi người tìm được tư thế thích hợp để tạo cảm giác thoải mái khi luyện tập. Mong rằng vào ngày “rụng dâu” nhạy cảm phái đẹp vẫn giữ được sức khỏe tốt và tinh thần tràn đầy năng lượng.
Hân Triệu tổng hợp