1. Mặt nạ giấy và những thông tin cần biết
Cách bảo quản mặt nạ giấy chưa phải là chủ đề được nhiều chị em quan tâm. Mặt nạ giấy thường khá dễ sử dụng và việc bảo quản chúng cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên vẫn có không ít ngộ nhận liên quan đến việc bảo quản sản phẩm khiến cho công dụng của chúng bị giảm đi rất nhiều. Trước khi tìm hiểu vấn đề này hãy điểm qua những thông tin cần thiết liên quan đến thành phần và công dụng của mặt nạ giấy nhé.
1.1. Mặt nạ giấy và công dụng của mặt nạ giấy
Mặt nạ giấy là loại mặt nạ được làm từ giấy, sợi không dệt, sợi bio cellulose, dạng Pulp, dạng Hydro gel, mặt nạ giấy bạc, mặt nạ giấy len. Mặt nạ được thiết kế để ôm theo hình dáng khuôn mặt. Các loại mặt nạ giấy thường được ngâm trong các dung dịch dạng gel hay các chất lỏng có màu trắng sữa chứa nhiều dưỡng chất giúp bảo vệ và chăm sóc da.
Nếu xét về công dụng thì có thể tạm chia mặt nạ giấy thành 2 loại: loại thông thường có chức năng chính là làm dịu, giữ ẩm; Loại mặt nạ giấy chức năng chuyên giải quyết các vấn đề phức tạp hơn như chống lão hoá, nâng cơ, trị mụn, làm trắng, phục hồi làn da tổn thương…
Bên trong mặt nạ thường chứa 1 lượng lớn serum hoặc lotion ở dạng khá cô đặc. Khi đắp mặt nạ, các dưỡng chất được đưa lên da với lượng nhiều, được khoá chặt lại bằng lớp giấy để ngăn thoát hơi nước. Đắp mặt nạ giấy khiến nhiệt độ và độ ẩm trên làn da tăng cao, nhờ đó mà sự hấp thụ dưỡng chất diễn ra tốt hơn. Vì vậy, hiệu quả mang đến từ mặt nạ cao hơn hẳn so với khi bạn sử dụng các sản phẩm thông thường.
Mặt nạ giấy được đóng gói riêng lẻ tiện lợi, dễ dùng cho cả những ai bận rộn. Hơn nữa giá cả lại phải chăng nên có thể phù hợp với nhiều đối tượng dù đã đi làm hay còn là học sinh.
1.2. Các thành phần thường xuất hiện trong các loại mặt nạ giấy
Thành phần của các loại mặt nạ giấy khác nhau sẽ khác nhau. Mặt nạ làm dịu, dưỡng ẩm thường chứa glycerin, Hyaluronic acid, propyleneglycol, nước ép nha đam… Mặt nạ chức năng có các thành phần giống với loại mặt nạ thông thường nhưng được bổ sung thêm các thành phần riêng. Chẳng hạn như:
- Mặt nạ trị mụn: tinh dầu tràm trà, BHA, hoạt chất khác viêm, chiết xuất trà xanh, mật ong, rau má…
- Mặt nạ dưỡng trắng: vitamin C, B3, tranexamic acid…
- Mặt nạ phục hồi: B5, squalane, ceramide…
- Mặt nạ chống lão hoá: peptide, dưỡng chất tế bào gốc, retinol, collagen…
Ngoài ra, trong một số loại mặt nạ giấy còn có thể chứa một số chất bảo quản như paraben và phenoxyethanol. Đây là 2 thành phần được dùng để tránh cho sản phẩm bị nấm, mốc hay bị vi khuẩn xâm nhập. Những chất này không tốt cho da, có thể gây dị ứng, kích ứng. Hãy đọc kĩ thành phần để tìm mua sản phẩm phù hợp với mình. Với những loại không chứa paraben hay phenoxyethanol, bảo quản mặt nạ giấy đúng cách sẽ giúp làm tăng thời gian giữ mặt nạ sau khi mua về.
2. Cách bảo quản mặt nạ giấy tốt nhất
2.1. Có nên bảo quản mặt nạ giấy trong tủ lạnh?
Hiện nay, có 2 luồng ý kiến trái chiều liên quan đến việc bảo quản mặt nạ giấy trong tủ lạnh.
Những người làm theo cách này cho rằng nền nhiệt độ mát lạnh sẽ giúp cho các dưỡng chất có trong mặt nạ không bị biến chất, bảo quản được lâu hơn. Thêm vào đó, cảm giác đắp một miếng mặt nạ mát lạnh cũng sẽ thư giãn hơn nhiều so với khi để mặt nạ ở nhiệt độ thông thường.
Ý kiến còn lại cho rằng việc để mặt nạ lâu ở trong tủ lạnh là không nên vì những lý do sau:
- Cơ chế tự nhiên của da là sẽ co lại để giữ ấm cho cơ thể khi gặp nhiệt độ thấp. Đó chính là lý do chúng ta cảm thấy lỗ chân lông se lại khi đắp mặt nạ giấy lạnh. Nhưng vài tiếng sau, khi nhiệt độ trở nên bình thường thì lỗ chân lông sẽ trở lại như bạn đầu.
- Khi gặp nhiệt độ lạnh, các chức năng của mặt nạ cũng sẽ không thể phát huy hết hiệu quả của chúng. Hơn nữa, làn da co lại cũng cản trở đến việc hấp thụ dưỡng chất. Do đó, việc bảo quản mặt nạ trong tủ lạnh không thực sự lý tưởng như nhiều người vẫn nghĩ.
2.2. Cách bảo quản mặt nạ giấy đúng cách
Cách bảo quản mặt nạ giấy cần lưu tâm đến 2 vấn đề là không gian và thời gian bảo quản mặt nạ.
Về không gian (môi trường):
- Đối với việc bảo quản mỹ phẩm đặc biệt là mặt nạ giấy thì yêu cầu không gian phải thoáng mát và có nhiệt độ ổn định. Nhiệt độ thất thường có thể làm cho các tinh chất trong mặt nạ bị biến đổi. Do đó, khi sử dụng có thể gây hại cho da. Nhẹ thì bị kích ứng, ngứa rát, nổi mẩn đỏ, nặng thì mặt sẽ bị nổi mụn.
- Tránh không để mặt nạ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì ánh nắng có thể gây ảnh hưởng xấu đến mặt nạ thậm chí là làm hư hỏng mặt nạ.
Về thời gian bảo quản:
- Đối với loại mặt nạ có từ 7-10 miếng trong một hộp thì bạn nên sử dụng trong vòng một tháng. Bạn cũng cần đảm bảo mặt nạ được bảo quản trong môi trường mát mẻ như đã nêu ở trên.
- Nếu mặt nạ mua về mà chưa mở túi ra thì thời gian bảo quản có thể là từ 6 tháng đến 1 năm. Phụ thuộc vào hạn sử dụng được in trên bao bì sản phẩm.
Một điều đáng lưu ý hơn nữa là mặt nạ giấy khi chưa sử dụng thay vì để đứng bạn có thể đặt chúng nằm ngang. Điều đó sẽ giúp các dưỡng chất có thể phân bố đều khắp mặt nạ.
2.2. Thời điểm thích hợp để cho mặt nạ giấy vào tủ lạnh
Như đã trình bày ở bên trên, cách bảo quản mặt nạ giấy trong tủ lạnh là không nên. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự thích cảm giác mát lạnh lan toả khi đắp mặt nạ thì vẫn có cách để đạt được điều này. Hãy cho mặt nạ vào ngăn mát tủ lạnh 2-3 phút ngay trước khi đắp. Thời gian đó đủ để làm mát mặt nạ và không quá lâu. Tuy nhiên không gây ảnh hưởng đến công dụng của sản phẩm.
Trong trường hợp bạn muốn thư giãn và muốn thu nhỏ lỗ chân lông tạm thời để make up dễ dàng và căng mịn hơn thì có thể để mặt nạ lâu hơn. Chú ý, chỉ nên để ở ngăn mát, không để trong ngăn đá để tránh làm da bị bỏng lạnh.
3. Hướng dẫn đắp mặt nạ đúng cách
Việc đắp mặt nạ tưởng chừng như rất đơn giản. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được quy trình các bước chăm sóc da với mặt nạ. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau để mặt nạ phát huy tối ưu công dụng của chúng.
- Đầu tiên, làm sạch mặt bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong một quy trình chăm sóc da cơ bản. Vì chỉ khi da mặt thật sạch thì việc dưỡng da mới đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Tiếp theo, đắp mặt nạ giấy và nằm thư giãn khoảng 15-20 phút. Đây là thời gian thích hợp nhất để giữ mặt nạ trên da. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại khác nhau mà thời gian có thể ngắn hoặc dài hơn. Do đó bạn hãy đọc hướng dẫn trước khi sử dụng.
- Cuối cùng, gỡ mặt nạ ra và dùng hai bàn tay vỗ nhẹ để dưỡng chất thấm sâu hơn. Lưu ý, không cần rửa mặt lại với nước mà thực hiện luôn các bước chăm sóc da tiếp theo.
Cách bảo quản mặt nạ giấy tưởng chừng không thể gây khó dễ cho chị em. Nhưng hoá ra cũng có những điều do chúng ta chưa hiểu đúng. Trên đây là những chia sẻ của hervn.com liên quan đến vấn đề bảo quản mặt nạ. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn biết thêm nhiều điều bổ ích và lựa chọn được cho mình phương thức bảo quản mặt nạ tốt và an toàn nhất.
TUT tổng hợp