1. Da tay bị nám đen là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu
Da bàn tay bị nám đen là tình trạng xuất hiện các đốm sẫm màu, thường là đen hoặc xám xuất hiện trên tay. Nguyên nhân của tình trạng này do đâu? Có phải là dấu hiệu của bệnh hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1.1. Tiếp xúc thường xuyên với tia UV
Da là một bộ phận khá nhạy cảm. Đặc biệt, da bàn tay dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với một số yếu tố tác động từ môi trường, nhất là ánh nắng mặt trời. Tia UV từ ánh mặt trời nổi tiếng là “kẻ thù vô hình” gây nên nhiều tác hại đối với làn da.
Nếu để da tay của bạn tiếp xúc quá lâu, quá thường xuyên với ánh nắng mặt trời mà không che chắn kỹ sẽ rất dễ gây tăng sự kích thích sản sinh thêm sắc tố melanin gây hại da. Và theo thời gian, các sắc tố này dần dần bị ứ đọng vì không được đào thải ra ngoài. Từ đó, đã hình thành nên các đốm sẫm màu hay còn được gọi là vết nám.
1.2. Da tay bị nám đen do di truyền
Nếu những người thân gia đình của bạn từng bị nám da tay thì xác suất bạn bị nám cũng khá cao. Bởi vì, nám cũng là một trong những tình trạng mang tính chất di truyền.
1.3. Sự thay đổi nội tiết tố của nữ giới
Sự thay đổi nồng độ hormone của nữ giới có thể dễ gặp ở các phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh. Vì lúc đó, nồng độ hormone của nữ giới thường không ổn định. Điều này rất dễ khiến cho da dẻ bị thay đổi sắc tố, trở nên không đều màu.
Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc tăng cường hormone cũng chính là nguyên nhân gây nên sự thay đổi bất thường nội tiết tố ở nữ. Lâu dần, hình thành xuất hiện tình trạng nám da tay và một số bộ phận khác trên cơ thể.
1.4. Nám đen da tay do lạm dụng mỹ phẩm
Việc chị em hay lạm dụng các loại mỹ phẩm, kem trộn không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng chính là nguyên nhân gây nên những tổn thương không đáng có trên da. Bởi việc thường xuyên thay đổi và sử dụng lung tung các sản phẩm mà bạn không biết chắc về thông tin, thành phần, công dụng có thể sẽ gây nguy hại và khiến da tay bạn bị ăn mòn. Từ đó, phát sinh thêm tình trạng da tay bị nám đen theo thời gian dài sử dụng.
1.5. Da tay bị nám đen do tiếp xúc nhiều với hóa chất
Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất như: nước tẩy rửa, xà phòng, nước rửa chén,…Nhưng, không dùng găng tay bảo hộ thì rất dễ khiến cho da của bạn bị tổn thương, kích ứng hoặc lâu dần thành nám trên da tay.
Nguyên nhân do các chất tẩy rửa đều có chứa thành phần axit rất cao nhưng bạn lại chủ quan, không bảo vệ da tay. Thế nên, chúng khiến tình trạng da bị kích ứng, ngứa, mẩn đỏ. Thậm chí là nám đen gây mất thẩm mỹ cho đôi bàn tay.
2. Cách khắc phục tình trạng nám đen da tay tại nhà
Bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại sản phẩm kem bôi để cải thiện những vùng da tay bị nám. Hoặc, sử dụng viên uống trắng da để xóa mờ thâm nám từ bên trong. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng cách trị nám trên cánh tay bằng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Phương pháp này vừa an toàn lại ít tốn kém.
2.1. Công thức dùng mật ong và đu đủ xanh
Mật ong và đu đủ xanh là các nguyên liệu giàu vitamin và dưỡng chất. Sự kết hợp của 2 nguyên liệu này có công hiệu rất tốt để loại bỏ các tế bào sẫm màu khi da tay bị nám đen.
Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất + 1 trái đu đủ xanh.
Thực hiện:
- Đu đủ xanh gọt vỏ, rửa sạch thái lát rồi cho vào máy xay sinh tố.
- Tiếp theo, cho thêm 2 – 3 muỗng mật ong vào và xay nhuyễn cùng đu đủ.
- Làm sạch vùng da tay bị nám, lấy hỗn hợp thoa đều lên chỗ cần trị nám. Thư giãn khoảng 20 – 30 phút rồi rửa lại với nước mát.
- Dùng mặt nạ mật ong trị nám tàn nhang da tay này 2 – 3 lần/ tuần là tốt nhất.
2.2. Cách trị da tay bị nám đen bằng khoai tây, bột mì và mật ong
Mật ong nổi tiếng giàu các chất chống oxy hoá. Bột mì giàu vitamin B. Khi kết hợp với khoai tây sẽ càng thêm gia tăng hiệu quả “đánh bay” các hắc sắc tố melanin, dưỡng da mềm mịn lên trông thấy.
Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất + Khoai tây + Bột mì.
Thực hiện:
- Dùng 1/2 củ khoai tây nghiền nhỏ, rồi cho thêm 1 muỗng mật ong nguyên chất + 1 muỗng bột mì vào.
- Trộn đều tất cả nguyên liệu trên tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Làm sạch da tay và bôi hỗn hợp lên massage nhẹ nhàng, để tầm 15 – 20 phút.
- Cuối cùng, rửa sạch lại với nước ấm.
- Áp dụng cách dùng khoai tây trị nám này cách 2 ngày 1 lần là tốt nhất.
2.3. Công thức rau húng quế và chanh giảm nám đen da tay
Rau húng quế chứa thành phần Flavonoid, Orientin và Vicenin có tác dụng bảo vệ cấu trúc tế bào da. Chúng còn bảo vệ các nhiễm sắc thể từ bức xạ và oxi hóa tự nhiên. Từ đó, giúp hạn chế sự hình thành và phát triển của nám da hiệu quả, cho làn da luôn tươi trẻ và mịn màng.
Chuẩn bị: 1 ít rau húng quế + 1 quả chanh tươi.
Thực hiện:
- Rau húng quế rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn với chút nước lọc.
- Lược qua rây để lấy nước cốt của rau húng quế + 1 vài muỗng cà phê nước cốt chanh.
- Trộn đều hỗn hợp dung dịch trên rồi bôi và massage nhẹ lên vùng da tay bị nám.
- Để trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch tay lại với nước ấm.
2.4. Cách dùng cam tươi và sữa tươi không đường làm mờ da tay bị nám đen
Cam tươi là loại trái cây được các chuyên gia đánh giá cao vì chứa nhiều hàm lượng vitamin C và acid lactic. Đây là hai thành phần mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe cho làn da. Chúng đặc biệt công hiệu trong việc điều trị nám, giúp da mịn màng sáng bóng.
Chuẩn bị: 1 quả cam tươi + 200 ml sữa tươi không đường.
Thực hiện:
- Cam tươi vắt lấy nước ép rồi + 200 ml sữa tươi không đường, khuấy đều tay cho hỗn hợp hòa tan.
- Vệ sinh vùng da tay bị nám rồi bôi vài lớp hỗn hợp cam sữa tươi lên toàn bộ tay.
- Để yên khoảng 10 phút rồi tiến hành rửa lại bằng nước ấm.
- Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/tuần cho đến khi vết nám da tay được cải thiện và sáng bóng trở lại.
Ngoài việc áp dụng các công thức cải thiện tình trạng da tay bị nám đen như trên, các bạn cũng nên lưu ý chăm sóc da tay nữa nhé. Theo đó, hãy thường xuyên dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết, đeo găng để bảo vệ da tay. Ngoài ra, nhớ sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường vận động cơ thể khoẻ mạnh cũng như giúp da thêm săn chắc, phòng ngừa một số bệnh lý về da. Chúc các bạn thành công.
Bích Tuyền