1. Độ tuổi bị nám da thường gặp là bao nhiêu?
Nám da là sự gia tăng quá mức của các hắc sắc tố melamin. Nó thường xuất hiện với hình dạng là những đốm nâu sẫm màu với nhiều kích thước khác nhau. Phân bố không đều trên bề mặt da. Nám da có thể xuất hiện ở các vị trị chủ yếu trên da mặt. Ngoài ra, nám còn xuất hiện ở những vùng da tay, da chân,…Và kể cả những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nám da có thể hình thành ở mọi độ tuổi khác nhau tuỳ theo độ tuổi và sắc tố melamin trong da. Theo số liệu thống kê có khoảng 15% phụ nữ bước sang độ tuổi từ 25-30 tuổi. Đây là độ tuổi có thể gặp phải nám da ở cấp độ nhẹ. Khoảng 40% phụ nữ ở độ tuổi trên 30 thường gặp nám da ở cấp độ nặng.
2. Độ tuổi bị nám da phổ biến từ 25 đến 30 tuổi
Bước vào giai đoạn từ 25 tuổi trở đi, làn da bạn sẽ dễ bị nám hơn. Bên cạnh những nguyên nhân gây nám thường gặp như khô da, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, rối loạn nội tiết tố,…còn có một số nguyên nhân dưới đây:
Môi trường thay đổi: Ô nhiễm môi trường và ánh nắng mặt trời tác động gay gắt đến làn da. Nó làm tổn thương tế bào da, khiến cho da nhanh bị lão hoá. Làm tăng độ tuổi bị nám da sớm hơn so với bình thường.
Độ tuổi sinh đẻ bị già hoá: Hiện nay, độ tuổi sinh để đang bị già hoá dần. Thường nằm trong khoảng từ 25-30 tuổi. Thông thường, trước 25 tuổi các tế bào da mới được sản sinh liên tục. Lớp bảo vệ da bên cạnh độ đàn hồi còn hoạt động khá tốt. Chính vì vậy độ tuổi bị nám da mặt sau sinh có thể xuất hiện nhưng cũng sẽ dễ cải thiện hơn. Đến khi sau 25 tuổi, tình trạng nám da sau sinh rất dễ xuất hiện và phát triển nhanh. Nám da trong giai đoạn này khó làm mờ do lúc này tế bào da đang dần lão hoá.
Thói quen sinh hoạt, làm việc không điều độ: Cuộc sống quá tất bật đôi lúc làm cho chị em phụ nữ không có nhiều thời gian chăm sóc cho bản thân. Đồng thời, những áp lực cuộc sống khiến họ mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ,…Lâu dài, làn da sẽ dần yếu đi, những vết nám đốm nâu có thể xuất hiện nhiều hơn.
3. Nám da ở độ tuổi trung niên (sau 40 tuổi)
Sau 40 tuổi, phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Sự rối loạn nội tiết tố estrogen bị thiếu hụt sẽ kích thích sự phát triển của các hắc sắc tố melamin và gây ra nám da. Các vết nám có thể xuất hiện trong giai đoạn này như nám da mặt, nám trên cánh tay, nám da chân…
4. Nám da ở phụ nữ sau khi sinh
Trong giai đoạn mang thai và sinh em bé, nội tiết tố của người phụ nữ thay đổi rất mạnh mẽ. Việc này dẫn đến mất cân bằng hormone trong cơ thể. Hình thành các vết nám sau khi sinh. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bị nám ngay những ngày đầu mang thai.
5. Cách ngăn ngừa nám da xuất hiện ở mọi độ tuổi
Việc cải thiện dứt điểm tình trạng nám là cả một quá trình dài cần sự kiên nhẫn và lâu dài. Thế nên, tốt nhất bạn nên ngăn ngừa nám xuất hiện ngay từ đầu. Cách ngăn ngừa nám da rất đơn giản:
- Đây là nguyên nhân chính làm gia tăng hắc sắc tố melamin, gây ra nám. Để bảo vệ tốt làn da, bạn cần che chắn và thường xuyên sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài.
- Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp làn da luôn căng mịn.
- Sử dụng các loại mặt nạ thiên nhiên vừa an toàn cho da nó còn có tác dụng dưỡng ẩm và làm sáng da.
- Nên ăn nhiều rau, cá và những thực phẩm có chứa nhiều vitamin E, C, B3, A,…Để cung cấp đủ nước cho làn da, cải thiện làn da nám và chống lão hoá da.
- Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Không nên thức khuya và luôn giữ tinh thần vui vẻ sẽ giúp cho làn da khoẻ mạnh hơn.
- Chỉ nên sử dụng mỹ phẩm khi thực sự cần thiết và tẩy trang thật sạch vào cuối ngày.
- Sử dụng viên uống trắng da trị nám Hanvely. Hiện tại đây là sản phẩm được nhiều chị em tin dùng trên thị trường. Chúng vừa giúp làm mờ nám vừa trẻ hóa da hữu hiệu.
Như vậy, độ tuổi bị nám da có thể xảy ra hầu hết các chị em phụ nữ. Đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi từ 25 tuổi trở lên. Sau tuổi 25, làn da bắt đầu có dấu hiệu lão hoá và có thể hình thành nám nếu chúng ta không biết cách chăm sóc và bảo vệ đúng cách. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm kinh nghiệm để có thể duy trì một làn da khoẻ mạnh và ngăn ngừa nám da.
Khánh Kim